1. Giới thiệu
Bộ Quy tắc đạo đức của ICF miêu tả những giá trị cốt lõi, những nguyên tắc đạo đức và các hành xử đạo đức chuẩn mực đối với tất cả những thành viên chuyên nghiệp của ICF (xem phần định nghĩa). Đáp ứng được các chuẩn mực hành vi đạo đức này là một trong những năng lực cốt lõi của ICF. Đó là “Thể hiện việc thưc hành có đạo đức: hiểu và áp dụng một cách thống nhất các quy chuẩn và đạo đức trong khai vấn”.
Bộ Quy tắc đạo đức của ICF nhằm duy trì tính liêm chính của ICF và những người đang hành nghề khai vấn trên toàn cầu bằng việc:
- Thiết lập các tiêu chuẩn ứng xử phù hợp với các giá trị cốt lõi và quy chuẩn đạo đức
- Hướng dẫn các phản chiếu, giáo dục và ra quyết định mang tính đạo đức
- Đánh giá và duy trì các tiêu chuẩn của khai vấn theo ICF thông qua quá trình Đánh giá Hành vi Đạo đức của ICF (viết tắt là ERC)
- Cung cấp cơ sở cho việc đào tạo đạo đức trong các chương trình được ICF công nhận
Quy chuẩn đạo đức ICF sẽ được áp dụng khi các chuyên gia ICF tự đại diện cho chính mình trong bất kỳ một loại hình tương tác nào liên quan đến
khai vấn. Điều này được thực hiện ngay cả khi Mối quan hệ (Xem định nghĩa) khai vấn đã được thiết lập hay chưa. Quy tắc này cũng được áp dụng cho các nghĩa vụ mang tính đạo đức đối với các chuyên gia ICF, những người đang đóng cácvai trò khác nhau như Coach, Coach Supervisor, Mentor Coach, người đào tạo hoặc các học viên đang được dào tạo coaching, hoặc đang nắm giữ các vị trí quản lý tại ICF, cũng như các bộ phận Hỗ trợ (xem định nghĩa).
Mặc dù quy trình Đánh giá Hành vi Đạo đức (Ethical Conduct Review – ECR) chỉ áp dụng riêng cho các chuyên gia ICF, như là một lời hứa (Pledge), thì các nhân viên của ICF cũng được cam kết với các quy tắc đạo đức và Giá trị Cốt lõi cũng như Các Nguyên tắc Đạo đức là nền tảng của quy tắc đạo đức theo ICF.
Thách thức về việc hành nghề mang tính đạo đức có nghĩa là các thành viên sẽ không tránh khỏi các tình huống yêu cầu sự hồi đáp đối với các vấn đề phát sinh, giải pháp cho các tình huống khó xử và các giải pháp cho các vấn đề. Quy tắc đạo đức này nhằm hỗ trợ những người tuân theo Quy tắc bằng cách hướng họ đến những yếu tố mang tính đạo đức có thể được cân nhắc và giúp họ tìm ra/xác định các cách thay thế để tiếp cận các hành vi đạo đức.
Các chuyên gia ICF, những người chấp nhận tuân thủ Quy tắc đạo đức, thường cố gắng hành xử có tính đạo đức, ngay cả khi việc này đòi hỏi họ phải đưa ra các quyết định khó khăn và hành động dũng cảm
2. Các định nghĩa quan trọng
- “Khách hàng” – cá nhân hoặc đội nhóm/nhóm được khai vấn, người khai vấn được cố vấn hoặc giám sát, hoặc người khai vấn hoặc học viên đang được đào tạo khai vấn
- “Khai vấn” – hợp tác với Khách hàng trong một quá trình động não và sáng tạo nhằm truyền cho họ cảm hứng để tối đa hóa tiềm năng của họ, cả trong công việc và trong đời sống.
- “Quan hệ Khai vấn” – là một mối quan hệ được thiết lập bởi các Chuyên gia ICF và Khách hàng/Những Khách hàng/Nhà tài trợ/Những Nhà tài trợ trong một thỏa thuận hoặc hợp đồng xác nhận trách nhiệm và kỳ vọng đối với mỗi bên.
- “Quy tắc” – Quy tắc Đạo đức ICF
- “Tính bảo mật” – đảm bảo cho bất cứ thông tin nào thu nhận được xung quanh việc khai vấn trừ phi nhận được sự đồng ý cho phép tiết lộ thông tin
- “Mâu thuẫn về lợi ích” – là một tình huống theo đó Chuyên gia ICF tham gia vào nhiều lợi ích trong đó việc phục vụ một lợi ích có thể gây ra sự chống lại hoặc mâu thuẫn với lợi ích khác. Các mâu thuẫn này có thể là về tài chính, ca nhân hoặc những thứ khác.
- “Bình đẳng” – một tình huống theo đó tất cả mọi người đều trải qua, tiếp cận các nguồn lực và cơ hội, không phân biệt chủng tộc, dân tộc, quốc gia, màu da, giới tính, xu hướng tính dục, bản dạng giới, tuổi tác, tôn giáo, tình trạng nhập cư, khuyết tật về tinh thần và thể chất, và các lĩnh vực khác về sự khác biệt của con người.
- “Các chuyên gia ICF” – là các cá nhân đại diện cho Thành viên ICF hoặc những người đang có các chứng chỉ của ICF, trong các vai trò nhưng không hạn chế như Coach, Coach Supervisor, Mentor Coach, Coach Trainer, và Học viên học khai vấn
- “Nhân viên Hỗ trợ” – là những người làm việc cho các Chuyên gia ICF trong việc hỗ trợ Khách hàng
- “Nhà tài trợ” – là pháp nhân (bao gồm các đại diện) chi trả cho hoặc sắp xếp các dịch vụ coaching
- “Coach nội bộ” – một cá nhân đang làm việc trong một tổ chức, làm công việc khai vấn toàn thời gian hoặc bán thời gian cho các nhân viên trong tổ chức đó.
- “Nhân viên ICF” – Những nhân viên hỗ trợ ICF, được tuyển dụng bởi ban điều hành, cung cấp các dịch vụ hành chính cũng như quản lý dịch vụ chuyên nghiệp nhân danh ICF
“Sự bình đẳng một cách có hệ thống”: bình đẳng giới, bình đẳng chủng tộc và các hình thức bình đẳng khác được thể chế hóa trong đạo đức, giá trị cốt lõi, chính sách, cấu trúc và cộng đồng văn hóa, tổ chức, quốc gia và xã hội.
3. Các giá trị cốt lõi và Quy tắc đạo đức của ICF
Quy tắc Đạo đức của ICF được dựa trên nền tảng của Các giá trị Cốt lõi của ICF và các hành động xuất phát từ các giá trị đó. Tất cả những giá trị này đều quan trọng như nhau và hỗ trợ lẫn nhau. Những giá tri này được mong muốn và nên được sử dụng như là một cách để hiểu và diễn giải những tiêu chuẩn. Tất cả các Chuyên gia ICF đều được kỳ vọng sẽ thể hiện và tuyên truyền những giá trị này trong tất cả các tương tác của họ.
Các giá trị cốt lõi của ICF:
ICF đặt nhiều hy vọng cho thế giới khi khai vấn đang đóng vai trò quan trọng trong việc giúp chúng ta phát triển thịnh vượng. Chúng tôi kêu gọi các Coach thành viên của ICF sẽ thông qua tầm nhìn, sứ mệnh và các
giá trị cốt lõi bằng việc tích hợp các giá trị này trong mọi việc họ làm trong vai trò là Coach.
Tuyên bố về Tầm nhìn
Khai vấn là một phần không thể thiếu của một xã hội tiến bộ và mỗi một thành viên của ICF sẽ thể hiện cho sự khai vấn chuyên nghiệp với chất lượng cao nhất.
Tuyên bố về Sứ mệnh
ICF có sứ mệnh dẫn đầu sự tiến bộ trên toàn cầu trong nghề Khai vấn và trao quyền cho thế giới thông qua khai vấn.
Giá trị cốt lõi
Chúng tôi cam kết giữ vững tính đáng tin cậy, tính minh bạch, sự đồng lòng nhất trí và chúng tôi quy định mọi thành viên của cộng đồng ICF đều có nhiệm vụ phát huy các giá trị sau:
- Chính trực: Chúng tôi nêu cao các chuẩn mực đạo đức cao nhất đối với các chuyên gia khai vấn cũng như với tổ chức.
- Ưu tú: Chúng tôi đặt ra và thực thi chuẩn mực ưu tú đối với phẩm chất, trình độ và năng lực khai vấn chuyên nghiệp.
- Phối hợp: Chúng tôi đề cao việc xây dựng cộng đồng và kết nối xã hội xuyên suốt quá trình hợp tác và công cuộc đi đến thành quả chung.
- Tôn trọng: Chúng tôi không đặt ra ngoại lệ, và trân trọng sự khác biệt phong phú từ các bên liên quan trên toàn cầu. Chúng tôi đặt con người lên hàng đầu và cam kết giữ vững mọi chuẩn mực, chính sách và phẩm chất.
4.Chuẩn mực đạo đức
Các chuẩn mực đạo đức dưới đây được áp dụng cho mọi hoạt động của các chuyên gia ICF:
Mục 1 – Trách nhiệm với Khách hàng
Với tư cách chuyên gia ICF, tôi:
-
Giải thích và đảm bảo rằng (các) Khách hàng và (các) Nhà tài trợ khai vấn đã nắm rõ bản chất và các giá trị tiềm năng của khai vấn, bản chất và các giới hạn của tính bảo mật, các thỏa thuận tài chính, và mọi điều khoản khác trong thỏa thuận khai vấn trước cuộc họp chính thức hoặc trong cuộc họp sơ bộ.
-
Thiết lập thỏa thuận/hợp đồng nêu rõ vai trò, trách nhiệm và quyền lợi của các bên liên quan với (các) Khách hàng và (các) Nhà tài trợ trước khi triển khai dịch vụ.
-
Duy trì mức độ bảo mật cao nhất với mọi bên liên quan như đã thoản thuận trước. Tôi ý thức và đồng ý chấp thuận mọi luật lệ hiện hành liên quan đến dữ liệu và liên lạc cá nhân.
-
Nắm rõ cách thức trao đổi thông tin giữa các bên liên quan trong suốt quá trình tương tác khai vấn.
-
Thông qua với cả Khách hàng và Nhà tài trợ hoặc các bên liên quan về những điều khoản liên quan tới việc một số thông tin sẽ không được bảo mật (ví dụ như hoạt động phạm pháp theo lệnh của tòa hoặc trát đòi hầu tòa hợp lệ, nếu pháp luật yêu cầu; rủi ro gây nguy hại tới bản thân hoặc tới người khác, v.v.) Tôi hiểu được rằng các hoàn cảnh ở trên có thể áp dụng việc không bảo mật thông tin, và có thể tôi cần thông báo với chính quyền.
-
Với tư cách là Coach nội bộ, điều hành các tranh chấp lợi ích hoặc các tranh chấp lợi ích tiềm tàng với Khách hàng và (các) Nhà tài trợ khai vấn xuyên suốt (các) thỏa thuận khai vấn và phiên đối thoại. Việc này bao gồm nêu rõ vai trò của tổ chức, trách nhiệm của các bên, các mối quan hệ, các hồ sơ, tính bảo mật và mọi yêu cầu báo cáo khác.
-
Lưu trữ, bảo quản và tiêu hủy các hồ sơ phát sinh trong quá trình khai vấn chuyên nghiệp, bao gồm cả các file điện tử và thư từ liên lạc, nhằm giữ vững tính bảo mật, an ninh và riêng tư, đồng thời tuân thủ mọi luật pháp hiện hành và các thỏa thuận. Ngoài ra, tôi nỗ lực tận dụng mọi tiến bộ công nghệ đang được sử dụng trong dịch vụ khai vấn (các dịch vụ khai vấn có công nghệ hỗ trợ), và ý thức được các chuẩn mực đạo đức khác nhau áp dụng cho từng loại công nghệ.
-
Nhanh chóng nắm bắt mọi dấu hiệu về sự thay đổi giá trị phát sinh từ mối quan hệ khai vấn. Trong trường hợp này, tôi chủ động tạo ra thay đổi trong mối quan hệ hoặc khuyến khích (các) Khách hàng/(các) Nhà tài trợ tìm dịch vụ khai vấn khác, chuyên gia khác hoặc sử dụng một nguồn lực khác.
-
Tôn trọng quyền chấm dứt quan hệ khai vấn của các bên liên quan ở mọi thời điểm vì bất kỳ lý do gì trong quá trình khai vấn tuân theo mọi điều khoản trong thỏa thuận.
-
Ý thức về hệ quả của việc nắm giữ nhiều hợp đồng và nhiều mối quan hệ với cùng Khách hàng và Nhà tài trợ cùng lúc để tránh các tình huống xung đột lợi ích.
-
Ý thức và tích cực kiểm soát những khác biệt về quyền và vị trí giữa Khách hàng và tôi có thể phát sinh từ vấn đề văn hóa, quan hệ, tâm lý hoặc hoàn cảnh.
-
Tiết lộ với khách hàng của tôi về những khoản đề bù có thể có, và các lợi ích khác mà tôi có thể nhận được nhờ giới thiệu Khách hàng với bên thứ ba.
-
Đảm bảo giữ vững chất lượng khai vấn bất kể giá trị hoặc hình thức đền bù theo thỏa thuận trong bất kỳ quan hệ nào.
Mục 2 – Trách nhiệm với Quá trình hành nghề
Với tư cách chuyên gia ICF, tôi:
- Tuân thủ Quy tắc đạo đức ICF trong mọi mối quan hệ. Nếu tôi phát hiện hành vi vi phạm Quy tắc, hoặc nhận thấy hành vi trái đạo đức từ Chuyên gia ICF khác, tôi sẽ nêu vấn đề với các bên liên quan một cách tôn trọng. Nếu việc này không được giải quyết, tôi sẽ nêu vấn đề với các nhà chức trách (chẳng hạn ICF Toàn cầu) để đi đến giải pháp.
- Yêu cầu tuân thủ Bộ Quy tắc đạo đức ICF từ phía toàn bộ Nhân sự hỗ trợ.
- Cam kết giá trị ưu tú xuyên suốt công cuộc phát triển đạo đức, chuyên môn và cá nhân.
-
Ý thức được những hoàn cảnh và hạn chế của cá nhân có thể làm ảnh hưởng, gây xung đột hoặc tranh chấp với năng lực khai vấn của tôi hoặc các mối quan hệ khai vấn của tôi. Tôi sẽ tìm sự trợ giúp để xác định phương án hành động, và nếu cần thiết, sẽ nhanh chóng tìm kiếm hỗ trợ từ các chuyên gia. Việc này có thể tạm hoãn hoặc chấm dứt (các) quan hệ khai vấn của tôi.
- Giải quyết mọi xung đột lợi ích hoặc xung đột lợi ích có thể có bằng cách làm rõ vấn đề với các bên liên quan, tìm kiếm hỗ trợ từ các chuyên gia, tạm ngừng hoặc chấm dứt mối quan hệ khai vấn.
- Giữ vững tính bảo mật của các Thành viên ICF và sử dụng thông tin liên lạc của các Thành viên ICF (thư điện tử, số điện thoại, v.v.) chỉ khi được ICF hoặc Thành viên ICF cho phép.
Mục 3 – Trách nhiệm với Chuyên môn
Với tư cách là Chuyên gia ICF, tôi:
- Xác định chính xác chuyên môn khai vấn, trình độ năng lực khai vấn, kinh nghiệm, đào tạo, chứng chỉ và văn bằng ICF của tôi.
- Đưa ra những phát ngôn chính xác, trung thực cả bằng lời và trên giấy về những gì tôi có thể làm với tư cách là Chuyên gia ICF, những gì ICF hỗ trợ, nghề khai vấn, và giá trị tiềm năng của khai vấn.
- Truyền đạt và nâng cao nhận thức của những người cần được thông tin về các trách nhiệm đạo đức mà Bộ quy tắc này đề ra.
- Chịu trách nhiệm về việc ý thức và đặt ra các ranh giới rõ ràng, phù hợp về văn hóa xoay quanh mối quan hệ khai vấn, cả trên phương diện vật lý và các phương diện khác.
- Tránh các quan hệ mang tính tình cảm, tình dục với (các) Khách hàng hoặc (các) Nhà tài trợ. Tôi sẽ luôn luôn lưu tâm về mức độ thân mật phù hợp trong quan hệ khai vấn. Tôi sẽ có có hành động phù hợp nhằm giải quyết vấn đề hoặc chấm dứt quan hệ khai vấn.
Mục 4 – Trách nhiệm với Xã hội
Với tư cách là Chuyên gia ICF, tôi:
- Tránh phân biệt đối xử bằng cách duy trì tính công bằng và bình đẳng trong mọi hoạt động và chiến dịch, tôn trọng luật lệ địa phương và phong tục văn hóa. Điều này bao gồm, nhưng không bị giới hạn bởi, phân biệt đối xử dựa trên tuổi tác, chủng tộc, thể hiện giới, dân tộc, xu hướng tính dục, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc, khiếm khuyết vật lý hoặc tình trạng quân sự.
- Ý thức và trân trọng những đóng góp và tài sản trí tuệ của người khác, chỉ khẳng định quyền sở hữu đối với tài sản của bản thân tôi. Tôi hiểu rằng vi phạm chuẩn mực này có thể khiến tôi phải chịu xét xử pháp lý do bên thứ ba xác lập.
- Trung thực và hoạt động dựa trên các chuẩn mực khoa học hiện hành, các khung hướng dẫn khả dụng, và giới hạn năng lực của tôi khi thực thi và báo cáo nghiên cứu.
- Ý thức được ảnh hưởng của tôi và khách hàng đối với xã hội. Tôi tuân theo nguyên lý “làm việc tốt” chứ không phải “tránh việc xấu”.